Bài viết mới
Thống kê
- 464,454 hits
Advertisements
Cơ sở sản xuất bột cá Nguyễn Thị Sậu cung cấp bột cá biển (Cá Ngừ) 55 đạm, không pha tạp chất. Tel: 0966 245 345
Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Định đã đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư mặt hàng nông sản chủ lực trên nhằm được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho chuỗi sản xuất cá ngừ đại dương. Theo quyết định của UBND Bình Định, 7 xã ở huyện Hoài Nhơn sẽ tham gia chương trình này, với quy mô 1.000 chiếc tàu công suất lớn chuyên khai thác cá ngừ đại dương bằng hình thức câu tay, sản lượng khoảng 8.000 – 9.000 tấn/năm, giá trị sản phẩm 722,5 tỷ đồng/năm, tiêu chuẩn chất lượng đạt an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối.
Được biết, Bình Định hiện có gần 8.000 tàu cá (trong đó, 3.850 tàu khai thác xa bờ, là một trong những địa phương có số lượng tàu khai thác xa bờ lớn nhất Việt Nam) với hơn 37.000 lao động nên sản lượng khai thác của ngư dân đạt khoảng 200.000 tấn mỗi năm. Ngư dân Bình Định khai thác chủ yếu tại các ngư trường truyền thống như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Đội tàu cá 25 chiếc tham gia mô hình đánh bắt theo chuỗi cũng đã triển khai thực hiện được hơn 2 năm và cá ngừ Bình Định cũng đã tham gia đấu giá thành công tại Nhật Bản với giá cao gấp 3 lần so với giá bán trong nước.
Tuy nhiên, thời gian qua, ngư dân Bình Định cũng gặp không ít khó khăn. Công nghệ khai thác và bảo quản sau thu hoạch trên tàu chưa tốt, tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt vì vi phạm lãnh hải vẫn xảy ra.
Để khắc phục khó khăn, hiện nay các ngư dân Bình Định đã đăng ký thành lập các tổ, đội tàu đoàn kết khai thác thuỷ sản trên biển. Các tổ, đội này được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và 4 cùng (cùng: nghề, ngư trường, nơi cư trú, gia đình hoặc là bạn bè của chủ tàu). Mỗi tổ, đội tàu đánh bắt cá xa bờ từ 3-5 tàu. Hiện tại, Bình Định có 451 tổ đoàn kết với hơn 1.829 tàu tham gia, giúp ngư dân gắn kết hơn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả khai thác…
Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh Bình Định cũng cùng các ngân hàng tín chấp cho ngư dân vay vốn mua sắm ngư lưới cụ, cải hoán đóng mới tàu thuyền khoảng 200 tỷ đồng với gần 6.000 hộ vay. Tiến hành cho vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với 5 dự án (1,15 tỷ đồng cho 65 hộ vay).
(Theo TCTS)
Con cá hô màu đen nặng hơn 120 kg, dài khoảng 2,5 mét, bề ngang lên tới gần 1,5 mét được mang tới chợ Long Xuyên bán. Nhiều người xếp hàng đấu giá mua con cá khổng lồ này và tiểu thương Trần Thị Quý đưa ra giá cao nhất là 400.000 đồng một kg.
Con cá hô đen ngư phủ bắt được trên sông Vàm Nao. Ảnh: Gia Bảo.
Bà Quý phải huy động 5 thanh niên lực lưỡng mới khiêng nổi cá đặt lên bàn cân. Một nhà hàng ở Long Xuyên trả giá 1,8 triệu đồng một kg, bà Quý vừa bán xong thì một nhà hàng khác ở TP HCM xin mua lại với giá 2 triệu đồng một kg.
Cũng theo bà Quý, từ sau Tết Nguyên đán bà đã mua 3 con cá hô nặng từ 70 đến hơn 200 kg của các ngư dân ở An Giang, Đồng Tháp và Campuchia. Mua xong, bà sang tay ngay cho các nhà hàng hay các đại gia mang về thưởng thức.
Cứ sau Tết nguyên đán, hoạt động đánh bắt cá bông lau dọc sông Tiền và sông Hậu sôi động hẳn lên, nhất là tại Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới (An Giang) và các đoạn chảy qua Lai Vung (Đồng Tháp), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ), cù lao Mây (Vĩnh Long)…
Bông lau là loài cá da trơn, tên khoa học là Pangasius Krempfy, thuộc chi cá tra (Pangasius). Con to có thể nặng đến 15 kg, thân hình hao hao như cá ba sa, cá dứa nhưng dáng thon, dài, da trắng mịn, nổi bông phấn, khi gặp ánh nắng mặt trời màu sắc ánh lên như bông lau. Bông lau có hai loại, loại đuôi đỏ và đuôi vàng. Loại nào cũng thơm ngon, ít mỡ, thịt dẽ dặt, không tanh. Cá bông lau thuộc loài di trú và là đặc sản của dòng sông Mekong, hiện được xếp vào loại quý hiếm.
Nhiều lão ngư cho biết cá bông lau thích sống ở sông sâu, vịnh lớn, nhất là nơi giáp nước. Chúng thường kéo nhau thành bầy đi kiếm ăn vào thời điểm nước rong (ngày rằm hàng tháng và ngày 29-30 cuối tháng) lúc nước đứng dòng, sóng gợn lăn tăn, nhất là ban đêm, trời êm, ít tàu bè qua lại. Đặc biệt cá bông lau xuất hiện hiện nhiều nhất từ sau Tết cho đến tháng 3, tháng 4 âm lịch.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, trước đây bà con ở Vàm Nao săn bắt cá bông lau bằng nhiều cách thức khác nhau: chài, lưới, câu cần và câu giăng, nhưng hiện nay đa số đều bắt bằng lưới vừa an toàn vừa có hiệu quả. Thông thường mỗi ghe lưới chỉ cần hai người, một người bơi và một người thả lưới. Mỗi tay lưới cá bông lau dài từ 300 đến 500 mét, dạo sâu khoảng 7 mét, tùy giăng sâu hay giăng cạn.
Dân nhà nghề chia lưới ra làm hai loại. Lưới đèn (có gắn đèn trên phao) dành bắt cá chạy luồng trên. Còn lưới ngầm thì cho lưới chìm sâu xuống nước, bắt được nhiều cá to. Thăm cá cũng là một điều thú vị, nếu lúc nào nước chảy mạnh thì thăm giờ một lần, còn nước chảy yếu thì giãn ra. Mỗi lần được cá to anh em phấn khởi thông báo cho nhau để cùng chia sẻ.
Nghề nào cũng có cái đạo của nó. Nghề lưới cá bông lau cũng vậy. Do bãi sông có hạn nên người nào đến trước thả lưới trước, tự nguyện ngồi chờ và tôn trọng lẫn nhau như anh em một nhà.
Anh Nguyễn Văn Thiện, một người đã từng gắn bó với nghề câu trên 10 năm tại Tân Châu cho biết: Cá bông lau thường sinh sống ở giữa dòng nên dây câu phải được giăng ngang sông, mỗi sợi dài khoảng một trăm mét, buộc 100 lưỡi cách khoảng đều nhau, cứ cách vài giờ thăm một lần. Mỗi địa phương đều có cách đánh bắt khác nhau, tùy theo kinh nghiệm của từng người. Tại An Giang, bà con câu cá bông lau bằng mồi gián, còn ở miệt Cù Lao Dung – Sóc Trăng thì lại câu bằng mồi bần.
Vào mùa này, tại một vài nơi như Bình Minh (Vĩnh Long), Trà Nóc, Thốt Nốt (Cần Thơ)… nhiều người câu không chuyên nghiệp cũng bơi xuồng ra các vàm sông để câu cá bông lau vừa giải trí vừa thu hoạch đáng kể.
Trước đây dòng sông yên tịnh, sản lượng cá nhiều, mỗi ghe xuồng có thể đánh bắt vài chục kg mỗi ngày. Gần đây do hoạt động đánh bắt ráo riết và tàu bè qua lại thường xuyên nên cá dần dần giảm đi. Muốn khai thác có hiệu quả các tay lưới phải nắm bắt quy luật về con nước, về đặc tính của từng loại cá. Anh Châu Tùng Hiếu, một tay câu nổi tiếng cho biết bí quyết của nghề câu cá sông là mồi. Cá bông lau rất thích mồi ruột gà, dán, dế cơm hoặc cá ủ; cá kết, cá duồn thích mồi mối núi; cá sửu thích mồi tép sống… Ngoài ra, các tay câu cũng phải biết cách thay đổi mồi để dụ được nhiều cá.
Nghề giăng lưới cũng đòi hỏi phải có tay nghề cao, cụ thể như giăng vào lúc nào, thời điểm nào, cá chạy theo luồng nào… Những ngư phủ lâu năm, giàu kinh nghiệm có thể quan sát mặt nước và bãi sông mà đoán biết đoạn sông đó cá nhiều hay ít để thả lưới. Đặc biệt, nghề câu là một nghề khai thác cổ truyền vừa bảo vệ được nguồn thủy sản, vừa bảo vệ môi trường sinh thái rất đáng khích lệ.
Theo anh Phạm Hồng Đức ở cù lao Tân Lộc, năm nay hầu hết các tay sát thủ cá bông lau đều phấn khởi vì được giá (100.000-120.000 đồng một kg). Bình quân một ghe lưới ra sông, mỗi đêm có thể kiếm từ 5 đến 10 kg. Gần đây Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ đã nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo cá bông lau, mang lại nhiều triển vọng cho người nuôi.
Nguồn: Vnexpress
Đây là con cá nạng nặng nhất từ trước đến nay mắc lưới bà con ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), chủ tàu phải thuê xe cẩu để đưa nó vào bờ.
Con cá Nạng được cẩu từ tàu lên bờ
Sáng ngày 29-11, trong lúc đang đánh bắt hải sản ven đảo Lý Sơn, tàu cá của ngư dân Nguyễn Kiểu, ở thôn tây xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã bắt được một con cá nạng có trọng lượng trên 2 tấn.
Theo các ngư dân đi trên tàu cho biết, để bắt được con cá này, họ đã phải vật lộn với nó suốt gần 3 giờ trên biển. Đây là con cá nạng có trọng lượng lớn nhất từ trước nay bị mắc lưới của bà con ngư dân.
Để đưa được con cá từ tàu lên bờ, ông Kiểu đã phải thuê xe cẩu, hiện con cá trên đã được một đại lý tại địa phương thu mua để chuyển vô đất liền tiêu thụ với giá thỏa thuận.